Thẻ đỏ là gì? Luật thẻ đỏ trong bóng đá như thế nào?

Thứ Hai, Tháng Mười Một 14th, 2022

Thẻ đỏ là gì trong bóng đá? Luật thẻ đỏ trong bóng đá như thế nào bạn có biết? Đây được coi là một hình thức xử phạt nặng nhất trong số các loại hình phạt trong bóng đá mà tất cả không một cầu thủ nào muốn nhận.

Định nghĩa thẻ đỏ là gì?

Như vậy có thể hiểu Thẻ đỏ (red card) là hình thức nhằm mục đích xử phạt cao nhất đối với một trận bóng. Trong bóng đá sẽ có ba hình thức từ nhẹ đến nặng bao gồm như sao: Cảnh cáo, thẻ vàng và thẻ đỏ. Quy định với một thẻ đỏ tương ứng với 2 thẻ vàng. Như vậy các cầu thủ phạm lỗi có thể nhận thẻ đỏ trực tiếp hoặc nhận thẻ đỏ sau khi bị 2 thẻ vàng trong cùng một trận.

Đúng như tên gọi của nó, thực chất thẻ đỏ là một tấm decal màu đỏ có kích thước tiêu chuẩn theo quy định FIFA, hình chữ nhật với 4 góc thon. Với các thẻ màu đỏ thể hiện tính nghiêm trọng của vấn đề, ứng với các lỗi vi phạm nặng nhất áp dụng với cầu thủ khi thi đấu nhằm đạt kqbd tốt nhất.

Bóng đá ra đời trước đó vào khoảng thế kỷ 2, thế kỷ 3 trước Công Nguyên cái nôi của bóng đá với khởi nguồn là đất nước tỷ dân Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời điểm đó môn thể thao này vẫn còn khá đơn giản, chưa có các điều luật cụ thể và áp dụng đặc biệt là xử phạt.

Thẻ đỏ là gì? Luật thẻ đỏ trong bóng đá như thế nào?

Qua tìm hiểu ý tưởng hình thành thẻ đỏ được xuất phát từ một trọng tài người anh tên là Ken Aston. Đây là thành viên trực thuộc ủy ban trọng tài FIFA và có nhiệm vụ theo dõi, và cả việc quản lý tất cả các trọng tài trong World Cup 1966. Theo lich bong da khi đó trong trận tứ kết giữa Anh và Argentina trên sân Wembley, bởi vì xảy ra mâu thuẫn khi trọng tài người Đức Rudolf Kreitlein đã quyết định tống cổ đối với Antonio Rattin (Argentina) ra khỏi sân và cả việc cảnh cáo Bobby, Jack Charlton (Anh) vì ẩu đả, với việc hành xử thiếu văn minh.

Điều đáng nói là trong trận đấu đó trọng tài Rudolf Kreitlein ghi những quyết định của mình sử dụng lên một tấm bìa nhỏ như một biện pháp ghi nhớ. Nguyên nhân chính sự hỗn loạn của trận cầu này cùng hành động của Rudolf Kreitlein đã khiến Aston nảy ra sáng kiến bấy giờ: Phải có hình thức xử phạt đích đáng với những hành vi nghiêm trọng trên sân bóng.

Sau đó hai mức độ vàng và đỏ được Aston lấy cảm hứng áp dụng tương ứng từ đèn tín hiệu giao thông. Ông nhanh chóng bàn bạc ý tưởng này với bao gồm ủy ban FIFA và tròn 4 năm sau, thực hiện tại World Cup 1970, luật thẻ đỏ chính thức được áp dụng trong bóng đá từ đó đến nay.

Luật thẻ đỏ trong bóng đá như thế nào?

Có thể thấy rằng từ những ý tưởng ban đầu của Aston, mục đích sử dụng thẻ đỏ dùng để truất quyền thi đấu đối với tất cả các cầu thủ trên sân. Cụ thể là áp dụng luật thẻ đỏ với các cầu thủ đang thi đấu, cầu thủ dự bị, cầu thủ được thay ra khỏi sân. Như vậy nếu sau khi nhận thẻ đỏ (hoặc 2 thẻ vàng), các cầu thủ đó bắt buộc phải ra khỏi sân, và như vậy đội bóng chấp nhận thi đấu kém người và trường hợp đó không được phép thay thế cầu thủ khác.

Sau nhiều năm cải tiến, đến này luật thẻ đỏ áp dụng cho cả các nhóm bao gồm đối tượng như huấn luyện viên, và cả các trợ lý huấn luyện viên. Trong trường hợp bị thẻ đỏ, nếu như vậy các đối tượng phải lập tức thực hiện các điều sau:

Với cầu thủ:

  • Quy định 1: Rời khỏi khu vực kỹ thuật của đội nhà, bao gồm cả sân thi đấu.
  • Quy định 2: Không được phép lên tiếng hay tỏ thái độ với trọng tài
  • Quy định 3: Bị truất quyền thi đấu trong trận bóng đó.
  • Quy định 4: Tùy vào mức độ nặng, nhẹ sẽ bị treo giò từ 1 – 2 trận tiếp theo của đội nhà.

Với huấn luyện viên, nhân viên

  • Quy định 1: Lập tức rời khỏi khu vực huấn luyện, và yêu cầu không được phép chỉ đạo cho tới khi trận đấu kết thúc.
  • Quy định 2: Không được phép lên tiếng hay tỏ thái độ với trọng tài
  • Quy định 3: Tùy vào mức độ nặng, trường hợp nhẹ sẽ không được tham gia chỉ đạo từ 1 – 2 trận tiếp theo của đội nhà.

Khi nào thì bị thẻ đỏ? 

Trường hợp Cầu thủ, huấn luyện viên bị thẻ đỏ trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Mắc phải lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, mang tính quyết định tới cục diện trận đấu.
  • Trường hợp 2: Mắc phải lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cầu thủ khác
  • Trường hợp 3: Cầu thủ/ huấn luyện viên có hành vi bạo lực, ẩu đả, thiếu văn minh
  • Trường hợp 4: Cầu thủ / huấn luyện có hành động nhổ nước bọt vào bất kỳ người nào trên sân
  • Trường hợp 5: Cầu thủ/ huấn luyện có hành vi lăng mạ, sỉ nhục vào bất kỳ người nào trên sân
  • Trường hợp 6: Cầu thủ cố tình dùng tay chơi bóng (trừ thủ môn) có ảnh hưởng tới bàn thắng
  • Trường hợp 7: Cầu thủ bị 2 thẻ vàng trong trận đấu

Tại mùa giải Premier League 2018 – 2019, quy định treo giò chỉ được áp dụng với những cầu thủ nhận thẻ đỏ trực tiếp.

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của những tấm thẻ đỏ trong bóng đá.

Tin bóng đá